1. Giới thiệu chung về cây cà rốt
1.1. Nguồn gốc
Cà rốt là loại cây rau lấy củ, bắt nguồn từ tiếng Pháp là carotte; danh pháp khoa học: Daucus carota subsp. Sativus. Củ cà rốt thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt thực chất là rễ cái. Củ cà rốt chứa nhiều tiền tố vitamin A; chứa hàm lượng natri; tích lũy một lượng lớn đường cũng là dự trữ năng lượng cho cây và củ. Cà rốt nhiều giá trị trong chữa bệnh như tốt cho mắt, đường ruột và ổn định huyết áp.
Cà rốt là loại cây sống hai năm, phân hóa mầm hoa qua năm sau. Thân cây mang hoa có thể cao đến 1 m. Cây thuộc họ hoa tán, hoa phân nhánh chứa các hoa nhỏ màu trắng, sinh ra quả, các nhà thực vật học gọi đây là quả nẻ.
Cà Rốt với nhiều màu sắc khác nhau
Thức ăn bổ dưỡng từ Cà Rốt mang lại nguồn dinh dưỡng cao
1.2. Thời vụ gieo trồng
- Cà rốt thích hợp nhất với nhiệt độ từ 18 - 25°C.
- Nếu trồng quá sớm hoặc quá muộn so với thời vụ, cây sẽ gặp các vấn đề như: giảm năng suất, củ kém chất lượng, và sâu bệnh phát triển mạnh hơn.
o Gieo từ: 5/8 - 5/9
o Thu hoạch: Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12.
2. Chính vụ:
o Gieo từ: 5/10 - 5/11
o Thu hoạch: Tháng 1 - 2 năm sau.
3. Vụ muộn:
o Gieo từ: 5/11 - 5/12
o Thu hoạch: Tháng 2 - 3 năm sau.
Canh tác cây cà rốt với Phân bón hữu cơ Thiên Quyến
2.1. Chuẩn bị đất trồng
– Dùng bừa, máy phay, cào cuốc… sau khi cày và phơi đất thì bón phân lót, bón vôi và cày bừa tiếp cho đất nhỏ tơi xốp.
– Thành phần cơ giới đất là loại thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, tơi xốp, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng, pH 5,5- 7,0.
– Độ cao của luống: 10 cm; Mặt luống: 120-140 cm; Rãnh: 25-30 cm. Vụ mưa làm luống cao hơn mùa khô 5-7 cm.
2.2. Bón lót
• Bón 50 kg phân hữu cơ Thiên Quyến Plus trên mỗi sào bắc bộ, thay thế hoàn toàn phân chuồng và phân lân. Phân bón này Với hàm lượng chất hữu cơ cao lên tới 30% giúp cho đất luôn tơi xốp tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rễ cây con cũng như hệ vi sinh vật có lợi trong đất, thêm vào đó trong phân có sẵn hàm lượng NPK tự nhiên giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn đầu phát triển của cây trồng. Qua đó, giúp cây trồng có bộ rễ khỏe hơn, đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.
2.3. Gieo hạt
a. Chủng loại và hạt giống
Các loại hạt giống mang lại hiệu quả tối ưu trên thị trường như giống Ti-103 của Nhật Bản; giống New Kuroda; Nantaise, Seamllienee, v.v. hạt chắc, mẩy, có tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Chọn các loại hạt giống có khả năng thích nghi và kháng bệnh, có thể phát triển toàn diện cả về năng suất cũng như chất lượng.
– Cà rốt là cây chịu lạnh ở nhiệt độ 8oC, hạt có thể nảy mầm sau 20-25 ngày. Nếu ở nhiệt độ thích hợp từ 20-25oC cây sẽ nảy mầm sau 5-7 ngày. Nhiệt độ trung bình cho cây sinh tr¬ưởng và hình thành củ nằm trong khoảng 20-22oC. Ở nhiệt độ trên 27oC, củ sẽ phát triển yếu, hàm l-ượng vitamin A trong củ giảm.
– Cà rốt cần có ánh sáng ngày dài (trên 12 giờ chiếu sáng/ngày) và cần làm sạch cỏ trên luống để tập trung ánh sáng cho cây quang hợp.
– Đảm bảo độ ẩm đất thích hợp 60-70%. Thiếu nư¬ớc, đất khô sẽ khiến kích thước củ nhỏ, nhánh phân nhiều. Ngược lại, nếu độ ẩm đất quá cao, củ dễ bị bệnh và bị nứt.
Lưu ý trước khi sử dụng: Ngâm hạt giống trong nước ấm với tỷ lệ 3 sôi: 2 lạnh trong 24 giờ và ủ 2 ngày cho nứt mầm thì đem gieo.
b. Kỹ thuật gieo hạt
– Cách 1: Sau khi lên luống xong thì rạch hàng, rạch theo chiều dọc luống (thường lên luống rộng 80cm), sâu khoảng 4-5 cm, hàng cách hàng 10-12 cm. Lượng hạt giống khoảng 3 kg/ha.
– Cách 2: Gieo đều trên mặt luống (thường luống rộng 120 cm), lượng hạt giống sẽ nhiều hơn khi rạch hàng 3-4 lần.
– Lưu ý:
+ Nên trộn chung hạt giống với cát sạch hoặc tro bếp để gieo sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ lớp đất mỏng, phủ rơm hoặc cỏ khô; tưới ẩm mỗi ngày.
+ Khi cây lên đều thì tỉa bỏ cây xấu. Trước bón phân lần 3 nên tỉa cây, giữ mật độ cây cách cây khoảng 15-20 cm.
2.4. Bón thúc
Sử dụng phân bón hữu cơ Thiên Quyến 2-3-2 để cây cà rốt phát triển tốt nhất: đây là loại phân bón được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ tự nhiên đã qua chế biến. Với tỷ lệ dinh dưỡng NPK cân đối cùng các nguyên tố vi lượng, phân bón này giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây trồng trong giai đoạn phát triển, cải thiện cấu trúc đất, và tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh và môi trường khắc nghiệt. Chia làm các thời điểm bón thúc theo thời điểm sinh trưởng của cây. Bón thúc 30 kg/sào cho mỗi lần,
Lần 1: Sau khi trồng 7 đến10 ngày Giai đoạn này hệ thống rễ hình thành chưa ổn định, việc bón phân vào thời điểm này sẽ đảm bảo cho cà rốt tiếp tục phát triển bộ rễ và lá khỏe mạnh.
Lần 2: Sau khi trồng 15-20 ngày Đây là giai đoạn ổn định về các cơ quan sinh trưởng nên cần dinh dưỡng cho cả 3 yếu tố đa lượng .
Lần 3: Sau khi trồng 28-35 ngày tiếp tục duy trì lượng phân bón, duy trì ổn định cho rễ cái hình thành củ nhanh, đảm bảo cho phát triển sinh khối (chiều ngang và chiều dài)
Lần 4: Sau khi trồng 45-50 ngày đảm bảo cho cà rốt phát triển đến khi cho thu hoạch. Trong đợt bón cuối cùng này nhu cầu dinh dưỡng là rất cần thiết, quyết định sự hình thành, phát triển củ, chiều ngang và chiều dài củ phát triển tối đa, màu sắc củ bóng đẹp. Có thể nói đây là lần chăm sóc bón phân lần cuối, không chỉ cần tỉa cây để đảm bảo mật độ mà dinh dưỡng cũng đã được bổ sung cân đối và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cây cần. Từ đó, sẽ làm tăng năng suất cũng như chất lượng cây cà rốt một cách tối ưu nhất.
Lưu ý Sử dụng nước sạch để tưới, tránh sử dụng nước bị ô nhiễm để đảm bảo an toàn cho cây trồng và người tiêu dùng.Thời điểm bón phân nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây để điều chỉnh lượng phân bón phù hợp, tránh bón quá nhiều gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến cây.
3. Chăm sóc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
3.1. Chăm sóc
Để cây phát triển toàn diện nhất, cho củ đều đẹp và năng suất thì bước chăm sóc là vô cùng quan trọng. Trong quá trình chăm sóc cần chú ý đến một số điểm sau:
– Tưới nước: Sử dụng nguồn nước an toàn không bị ô nhiễm, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng bị ô nhiễm.
– Nếu gieo vào mùa vào mùa nắng tưới 2 lần/ngày cho tới khi mọc đều, sau đó tùy độ ẩm đất mà tưới cho thích hợp đảm bảo đủ lượng nước cho cây.
– Làm cỏ: Cà rốt yêu cầu ánh sáng dài ngày, vì vậy nên làm sạch cỏ luống để tập trung ánh sáng cho cây.
3.2. Phòng trừ sâu bệnh hại
Mặc dù đây là một loài cây dễ phát triển, tuy nhiên nó cũng rất dễ bị sâu bệnh hại. Do đó, khi trồng bà con nông dân cần phòng trừ sâu bệnh hại cho cây để đạt được năng suất cao nhất. Những loại bệnh thường gặp ở cây cà rốt chủ yếu do các loài gây bệnh sau:
– Những loại sâu như: sâu xám (Agrotis ypsilon); Sâu khoang (Spodoptera exigua); Rệp muội: (Brevicolyne brassicae) là những loài sâu bệnh thường gây hại cho cây cà rốt;
– Những loại bệnh hại như đốm vòng (Alternaria radicirima); Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora); Bệnh thối đen do nấm Alternaria radicirima gây ra và bệnh thối khô do nấm Pronarostrupii sp. gây ra.
– Hiện tượng biến dạng củ cà rốt: Củ chỉa; Củ mọc lông; Củ sần sùi; u sưng; Củ nứt; Củ có dạng hạt đeo trên rễ, nguyên nhân chính thường do các loài tuyến trùng gây ra.
Để phòng trừ sâu bệnh tốt và hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nên sử dụng các giống cà rốt lai, giống kháng bệnh. Trước khi vào vụ nên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cày đất sớm để trừ trứng, tuyến trùng, nhộng, sâu non trong đất.
Khi cây bị sâu bệnh thì mới nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng và được phép sử dụng tại Việt Nam cho rau. Để đảm bảo an toàn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, hữu cơ, thuốc có nguồn gốc tự nhiên và nhanh phân giải trong môi trường.
4. Thu hoạch và xử lý bảo quản sau thu hoạch
Thu hoạch cây cà rốt
Thời điểm thích hợp để thu hoạch cây cà rốt là khi thấy lá chân ngã màu vàng và lá non chậm sinh trưởng. Không nên để quá già vì sẽ khiến chất lượng sản phẩm giảm. Khi thu hoạch xong, rửa sạch đất bằng cách xịt nước máy hoặc xử lý nước vôi 2% đã lọc trong. Rửa lại bằng nước sạch. Tránh làm xây sát củ, hong thật khô da củ, phân loại nếu cần thiết.
Trên đây là nội dung về Kỹ thuật canh tác cây cà rốt cùng Phân bón hữu cơ Thiên Quyến. Với Kỹ thuật canh tác sử dụng các sản phẩm Phân bón hữu cơ Thiên Quyến sẽ giúp cho cây trồng khỏe mạnh, chống chịu được điều kiện ngoại cảnh bất lợi (lạnh, sương muối…) và hạn chế ảnh hưởng năng suất chất lượng khi sâu bệnh hại tấn công./.