I. Đặc Tính Của Cây Sầu Riêng
Sầu riêng là loại cây thân gỗ lâu năm, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt phát triển tốt ở nhiệt độ từ 22-30°C. Loài cây này có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất thịt pha sét, hay đất phù sa ở đồng bằng.
• Ưa ẩm nhưng nhạy cảm với ngập úng: Với thân gỗ mềm bở (tương tự gỗ cây Gòn), sầu riêng dễ bị đổ ngã trước giông bão hoặc gãy cành khi mang trái.
• Giá trị kinh tế cao: Sầu riêng không chỉ nổi tiếng với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng mà còn mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân.
Để cây phát triển khỏe mạnh, cho trái đạt chất lượng tốt, việc bón phân hữu cơ đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu.
________________________________________
II. Vì Sao Cây Sầu Riêng Cần Phân Hữu Cơ?
Phân hữu cơ mang lại nhiều lợi ích vượt trội:
1. Cải thiện đất: Tái tạo cấu trúc đất, tạo môi trường lý tưởng để rễ phát triển, hấp thụ nước và dinh dưỡng.
2. Bổ sung dưỡng chất: Cung cấp nitơ, photpho, kali cùng các khoáng chất thiết yếu cho cây phát triển toàn diện, đặc biệt trong giai đoạn ra hoa và kết trái.
3. Nuôi hệ sinh vật trong đất: Phân hữu cơ là nguồn thức ăn cho vi sinh vật, thúc đẩy sự phân giải chất hữu cơ và tương tác tốt giữa cây và đất.
4. Giữ nước: Giúp cây chống chọi tốt hơn trong điều kiện khô hạn.
5. Bền vững: Giảm sự phụ thuộc vào phân hóa học, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp lâu bền.
________________________________________
III. Kỹ Thuật Bón Phân Hữu Cơ Cho Cây Sầu Riêng
1. Chọn Loại Phân Hữu Cơ Phù Hợp
Phân bón Thiên Quyến là lựa chọn lý tưởng với các dòng sản phẩm chủ lực như Thiên Quyến Plus và Thiên Quyến 2-3-2, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây qua các giai đoạn phát triển.
2. Xác Định Liều Lượng Phân Bón
• Liều lượng phân bón thay đổi theo độ tuổi và giai đoạn sinh trưởng của cây.
• Bà con nên tham khảo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ kỹ sư nông nghiệp chuyên môn cao của Thiên Quyến để tránh lãng phí hoặc gây hại cho cây.
3. Bón Phân Đúng Thời Điểm
Phân hữu cơ cần được bón vào các giai đoạn cụ thể: trước khi trồng, giai đoạn cây còn nhỏ, giai đoạn ra hoa, kết trái, và sau thu hoạch.
________________________________________
IV. Quy Trình Bón Phân Hữu Cơ Cho Cây Sầu Riêng
1. Giai Đoạn Trước Khi Trồng
• Mục tiêu: Cải tạo đất và cung cấp nguồn dinh dưỡng nền tảng.
• Thực hiện:
Bón lót 0,5kg Thiên Quyến Plus vào hố trồng, trộn đều với đất.
Đặt bầu cây con vào hố, thêm 0,5kg phân quanh mép hố và lấp đất. .( Tránh sử dụng phân hóa học chứa ure hoặc S.A vì rễ cây con còn yếu, dễ bị tổn thương.)
Lấp đất, vun đất quanh gốc và cố định cây con bằng cọc để tránh gió làm lung lay, gây đứt rễ.
________________________________________
2. Giai Đoạn Nuôi Cây (0-4 Năm Tuổi)
• Mục tiêu: Phát triển bộ rễ, thân, cành, lá chuẩn bị cho ra hoa, kết trái.
Thời Gian và Liều Lượng
1. 1-3 tháng sau trồng:
Bón 1kg Thiên Quyến 2-3-2/gốc, mỗi tháng 1 lần.
Lưu ý: Đây là giai đoạn cây mới từ trại giống ra vườn nên dễ sốc thời tiết; tránh sử dụng phân hóa học để giảm nguy cơ chết cây.
2. 4-24 tháng tuổi:
Bón 1,5-2kg Thiên Quyến 2-3-2/gốc, mỗi 2 tháng 1 lần.
3. 2-4 năm tuổi:
Tăng dần lượng phân theo độ lớn của cây.
_______________________________________
3. Giai Đoạn Thu Hoạch (Trên 4 Năm Tuổi)
• Mục tiêu: Đảm bảo cây ra hoa, đậu trái và nuôi trái đạt chất lượng tốt.
Trước khi ra hoa:
• Bón 2-3kg phân Thiên Quyến 2-3-2/gốc vào giai đoạn lá chuyển sang lá lụa (màu xanh đậm, không già cũng không non).
Giai đoạn nuôi bông và trái nhỏ:
• Thời gian:
Từ khi hoa nhú (bông mắt cua, 0,5-1cm) đến khi nở (sổ nhụy), khoảng 1 tháng.
Từ khi trái có đường kính 1cm đến khi đạt trọng lượng 1-1,5kg, kéo dài khoảng 40-45 ngày.
• Cách bón:
Sử dụng Thiên Quyến 2-3-2 với lượng phân từ 2-3kg/gốc tùy sức khỏe cây. Phân bón này có bổ sung canxi để hạn chế thối hông trái và rụng trái.
• Lưu ý: Tránh bón thừa phân, cây sẽ phát đọt tranh dinh dưỡng với trái, dẫn đến rụng trái non.
Giai đoạn nuôi trái lớn:
• Thời gian: Từ khi trái đạt 1,5kg đến lúc thu hoạch.
• Cách bón: Giảm lượng phân dần và ngưng bón 1 tháng trước khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng trái.
________________________________________
4. Giai Đoạn Phục Hồi Sau Thu Hoạch
Sau khi thu hoạch, cây sầu riêng bước vào giai đoạn cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe, tái tạo năng lượng, và chuẩn bị cho mùa ra hoa kế tiếp. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng trái ở vụ sau.
Mục tiêu: Tăng cường dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là bộ rễ, thân, cành và lá đã mất sức trong quá trình nuôi trái.
Thời gian bón
• Kéo dài từ sau thu hoạch đến trước khi phân hóa mầm hoa, khoảng 2-3 tháng.
• Thời gian nuôi cây và phục hồi có thể dao động từ 6-8 tháng, phụ thuộc vào tình trạng cây sau thu hoạch (cây sung hoặc cây suy yếu).
_______________________________
Lượng phân cần thiết
Phân hữu cơ:
• Loại phân:
Phân Thiên Quyến Plus: Bổ sung nguồn hữu cơ và dưỡng chất nền tảng.
Phân Thiên Quyến 2-3-2: Tăng cường tái tạo bộ lá, rễ, và cung cấp dưỡng chất để cây chuẩn bị ra hoa.
• Liều lượng và cách bón:
Lần 1:
Thời điểm: Ngay sau thu hoạch.
Liều lượng: 2-3 kg phân Thiên Quyến Plus/gốc.
Công dụng: Giúp cây bù đắp dưỡng chất mất đi trong quá trình nuôi trái và cải tạo đất.
Lần 2:
Thời điểm: 2 tháng sau lần bón đầu tiên.
Liều lượng: 2-3 kg phân Thiên Quyến 2-3-2/gốc.
Công dụng: Tái tạo hệ thống rễ và bộ lá mới, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa.
________________________________________
Lưu ý quan trọng
• Nuôi từ 3-4 cơi đọt trong suốt giai đoạn phục hồi để đảm bảo cây tích lũy đủ năng lượng.
• Điều chỉnh thời gian bón dựa trên tình trạng cây: Cây suy yếu cần thêm thời gian phục hồi so với cây sung sức.
• Kết hợp chăm sóc khác:
Tưới nước đều đặn và đảm bảo thoát nước tốt.
Che chắn gió, tạo môi trường thông thoáng để cây phát triển thuận lợi.
Giai đoạn phục hồi sau thu hoạch đóng vai trò then chốt trong chu kỳ sinh trưởng của cây sầu riêng, quyết định khả năng cho trái đều và chất lượng ở mùa vụ kế tiếp. Hãy chăm sóc kỹ lưỡng để cây luôn duy trì sức khỏe tối ưu!
V. Một Số Lưu Ý Quan Trọng Khi Trồng Sầu Riêng
1. Chắn gió: Trồng thêm cây chắn gió xung quanh vườn để bảo vệ cây trong mùa mưa bão
2. Tạo tán: Tỉa cành hợp lý để tăng năng suất và chất lượng trái.
3. Đào mương thoát nước: Xây dựng hệ thống mương quanh vườn để tránh ngập úng trong mùa mưa, Đắp mô cao để trồng sầu riêng, đảm bảo rễ không bị ngâm nước lâu, tránh bệnh thối rễ..
4. Chăm sóc hoa và trái: Loại bỏ những hoa nhỏ, hoa yếu để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các hoa khỏe mạnh, tăng tỷ lệ đậu quả. Tỉa bớt trái nhỏ, méo mó, giữ lại số lượng trái phù hợp với sức khỏe của cây (thường 2-3 trái/cành).
5. Hỗ rợ cây khi ra quả: Dùng cọc chống cho những cành có trái để tránh gãy đổ do sức nặng của quả, Buộc dây cố định trái vào thân chính để giảm áp lực cho cành
VI. Bài toán kinh tế cho bà con trồng Sầu Riêng khi áp dụng quy trình phân bón Thiên Quyến.
Với quy trình bón phân khi sử dụng phân Thiên Quyến, chúng ta đã lập ra bảng tính toán chi phí sơ bộ cho toàn bộ quá trình chăm sóc cây sầu riêng từ khi trồng đến khi thu hoạch. Bảng tính này giúp chúng ta hình dung rõ hơn về lượng phân bón cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của cây, cũng như chi phí dự tính cho toàn bộ chu kỳ sinh trưởng của cây sầu riêng.
Giải thích:
Liều lượng phân bón (kg/gốc) là lượng phân bón cho mỗi gốc cây trong từng giai đoạn.
Tổng lượng phân bón (kg) là tổng lượng phân bón cho tất cả các cây trong từng giai đoạn, tính theo đơn vị gốc.
Thành tiền (đồng) là tổng chi phí bón phân cho các giai đoạn, với đơn giá phân là 8,000 đồng/kg.
Theo các bạn, việc tính toán như vậy có hợp lý không? Liệu lượng phân và chi phí được đưa ra có phù hợp với điều kiện thực tế của các vườn sầu riêng hiện nay không? Mong nhận được sự đóng góp và bình luận của các bạn để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.
_____________________________
Lời Kết
Với chi phí khoảng 100.000 đồng cho 1 cây sầu riêng mỗi năm, chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng phân hữu cơ Thiên Quyến không chỉ đảm bảo sức khỏe cho cây mà còn bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong khi phân hóa học có thể mang lại kết quả nhanh chóng và chi phí thấp hơn ở một số giai đoạn, việc lạm dụng phân hóa học có thể gây hại lâu dài cho đất và sức khỏe của cây trồng. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc tối ưu hóa chi phí và duy trì môi trường sinh thái bền vững. Sử dụng phân hữu cơ không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh mà còn giúp đất đai cải thiện độ phì nhiêu tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái trong dài hạn.
Vì vậy, hãy lựa chọn phương pháp bón phân sao cho vừa hợp lý về kinh tế, vừa bảo vệ sức khỏe cây trồng và môi trường sống xung quanh!